Cơ cấu tổ chức Tòa_án_Công_lý_Quốc_tế

Vấn đề cơ cấu tổ chức ICJ được điều chỉnh bởi các Điều 2 – 33 của Quy chế TAQT (Statute of the Court) và Điều 1 – 18, 32 – 37 Luật của Tòa (Rules of the Court). Theo đó, ICJ sẽ có Chủ tịch (President), Phó Chủ tịch (Vice – president), Toàn thể Tòa (Full Court), ban xét xử (Chambers), Registrar và Registry. Chủ tịch và Phó Chủ tịch của ICJ được bầu chọn mỗi 3 năm và có thể tái nhiệm ở lần bầu cử tiếp theo.Toàn thể tòa gồm một hội đồng thẩm phán độc lập với 15 thành viên, trong đó không thể có 2 thành viên có cùng quốc tịch. Những thành viên được chọn sẽ trở thành đại diện cho hệ thống pháp luật thế giới. Việc lựa chọn các thành viên không căn cứ vào quốc tịch hay khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế, những năm gần đây hội đồng thẩm phán thường bao gồm: 5 thẩm phán đại diện cho mỗi quốc gia thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, 3 thẩm phán của Châu Á, 3 thẩm phán của Châu Phi, 2 thẩm phán của Mỹ Latin, 1 của Tây Âu, và 1 của Đông Âu.

Thẩm phán ad-hoc

Để bảo đảm tính công bằng trong xét xử, Quy chế của ICJ có quy định về việc: nếu một bên tham gia tranh tụng có thẩm phán của quốc gia mình là thành viên của bench thì bên kia có quyền chọn thêm một thẩm phán ad-hoc. Trường hợp cả hai bên tranh tụng không có thẩm phán của quốc gia mình thì mỗi bên sẽ được chọn thêm một thẩm phán ad-hoc cho mình. Thẩm phán ad-hoc tốt nhất nên chọn một trong những thẩm phán có tên trong danh sách ứng cử thành viên của ICJ. Các thẩm phán ad-hoc trong quá trình xét xử có quyền và nghĩa vụ như thẩm phán thành viên của ICJ.

Hội đồng xét xử

Gồm có 15 thẩm phán được bổ nhiệm bởi Đại hội đồng LHQ và Hội đồng Bảo an LHQ dựa trên danh sách tiến cử bởi Tòa án Trọng tài thường trực. Nhiệm kỳ của tòa là 9 năm, không hạn chế việc tái đắc cử miễn là đảm bảo quy tắc không có hai thẩm phán cùng quốc tịch. Một phần ba tòa được bầu lại mỗi 3 năm và trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, mỗi nước luôn có một thẩm phán đại diện trong tòa. Vấn đề được quyết định theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, và mọi phán quyết được đưa ra là phán quyết cuối cùng, không phải phúc thẩm. Chánh án hiện tại (2009) là thẩm phán Hisashi Owada của Nhật Bản.